Nếu không thực hiện đầy đủ, Bộ Công Thương khẳng định sẽ xem xét các biện pháp chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong nước. Thời hạn cụ thể để các doanh nghiệp nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam hoàn tất hồ sơ đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương được quy định tại Nghị định 85/2021.
Theo đó, các nền tảng cần khẩn trương nộp hồ sơ ngay khi bắt đầu cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam hoặc ngay khi đáp ứng các điều kiện xác định là đang hoạt động tại Việt Nam.
Temu thâm nhập thị trường Việt Nam với hàng loạt quảng cáo khuyến mại lên đến 90% (Ảnh: Reuters).
"Nếu quá thời hạn mà các sàn vẫn chưa hoàn tất hồ sơ, Bộ Công Thương có thể áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt bằng cách phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét. Đồng thời chặn truy cập từ Việt Nam đối với các nền tảng này nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng và tuân thủ quy định pháp luật của quốc gia", đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số khẳng định.
Theo cơ quan quản lý, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng. Trước hết, cần có đánh giá tổng thể về tác động của các nền tảng này đối với thị trường Việt Nam, bao gồm cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và pháp lý.
"Trước mắt, Bộ Công Thương thực hiện các biện pháp khuyến cáo người tiêu dùng về những rủi ro khi mua sắm từ các sàn này. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao nhận thức về các rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và các vấn đề pháp lý khác", lãnh đạo cơ quan này khẳng định.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thương mại điện tử, không phải tất cả các sàn xuyên biên giới đều thuộc phạm vi điều chỉnh ngay từ đầu. Do đó, Cục cho rằng cần có thời gian để làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp lý của các nền tảng này để họ hiểu rõ hơn về các trách nhiệm pháp lý của họ tại Việt Nam, đồng thời làm rõ các kế hoạch tuân thủ quy định trong tương lai.
Temu là sàn bán lẻ thương mại điện tử xuyên biên giới được điều hành bởi công ty thương mại điện tử Trung Quốc PDD Holdings. Nền tảng thương mại điện tử chuyên bán hàng giá rẻ ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và nhanh chóng mở rộng nhanh đến Canada, Australia, New Zealand và nhiều quốc gia ở châu Âu và Đông Nam Á.
Sàn thương mại điện tử xuyên biên giới này xuất hiện tại Việt Nam từ cuối tháng 9 tuy nhiên chưa đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý. Temu đã tiến hành quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận người dùng Việt, đặc biệt là Facebook với loạt thông báo "mừng khai trương giảm giá đến 90%" và nhiều ưu đãi khủng như gói giảm giá trị giá 490.000 đồng cho tất cả người dùng Việt...
" alt=""/>Bộ Công Thương nói lý do chưa cấm TemuChia sẻ tại sự kiện, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, hay còn biết đến với tên gọi "Vua hồ tiêu", cho rằng thông điệp về chuyển đổi xanh tại Việt Nam chưa thật sự mạnh mẽ và thúc giục.
Theo ông, các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh. Bởi, mọi thứ đang rất quyết liệt ở bên ngoài Việt Nam.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group (Ảnh: Nam Anh).
Thực thi ESG đang là xu hướng, nếu doanh nghiệp không nằm trong dòng chảy đó sẽ sớm bị đào thải. Nếu không làm, châu Âu sẽ ngắt hàng. Các lô hàng của Việt Nam khi đó sẽ không xuất khẩu được sang châu Âu mà không có phát triển bền vững.
Chia sẻ về quá trình phát triển bền vững tại doanh nghiệp mình, ông Thông cho biết công ty đã bắt đầu làm chương trình phát triển bền vững từ gần 16 năm trước. Thời điểm đó, các chứng nhận hay khái niệm về ESG vẫn còn rất mới mẻ và gần như chưa ai biết.
Công ty bắt tay vào làm nhưng chi phí khi đó rất lớn, một dự án đầu tư tính sơ hết khoảng 5 tỷ đồng vào năm 2010 (tương đương 250.000 USD) mà không có đơn vị tài trợ. Doanh nghiệp phải tự bỏ tiền túi, tự cân đối tài chính để làm chương trình dài hơi.
Từ 2010 đến năm 2012, công ty tiêu gần hết số tiền đó nhưng thất bại. Bởi khi các đơn vị tổ chức nước ngoài đến chứng nhận thì họ xuất hiện đột xuất ở cánh đồng, đến nhà máy mà không thông báo… và sau đó Phúc Sinh bị đánh trượt.
Ngoài ra, nguyên do thất bại còn đến từ việc thời điểm đó không dễ để thuyết phục, quản lý hàng trăm, hàng nghìn nông hộ làm theo mô hình ESG. Chìa khóa giải quyết khó khăn nằm ở việc hiểu văn hóa người nông dân, hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa canh tác, từ đó đồng hành cùng người làm nông.
"Sau khi gục ngã, chúng ta phải tiếp tục đứng lên. Sau thất bại không phải là mình mất đi mà là có thêm bài học, tất cả kiến thức, kinh nghiệm đã thẩm thấu vào con người, vào nhà máy, vào hợp đồng", vua tiêu chia sẻ.
Sau đó, công ty dành 2 năm để nhìn lại, phân tích sự thất bại, kiên trì sửa lỗi và quyết định tiếp tục đầu tư bền vững. Đến năm 2014, Phúc Sinh gặt hái được kết quả khi trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong ngành gia vị tại Việt Nam đạt chứng nhận Rainforest Alliance (RA - Tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững).
Vấn đề phát triển bền vững đôi khi là việc bắt buộc phải làm, chứ không phải tự nguyện. Trong quá trình đó, mình lại có sự nhận thức và đồng lòng rằng những cái đấy là phát triển lâu bền cho con người Việt Nam, cho đất nước và cho những vùng sông suối.
Nếu không làm thì sẽ không sai, nhưng làm nhiều quá thì cũng phải sai. Nhưng sau đó mình phải sửa, phải phát triển với tinh thần cầu thị rồi sẽ vượt qua được các thách thức, ông Thông nhấn mạnh.
Trong vấn đề kinh doanh, các doanh nghiệp nếu làm thật sẽ vượt qua nhiều thử thách và nhẹ đầu khi đối mặt với khách hàng trên diện rộng. Khi có uy tín trên thị trường, các ngân hàng, các quỹ cũng sẽ tham gia giúp đỡ.
Các doanh nghiệp phải bắt tay vào làm chuyển đổi xanh. Với một nền tảng đang có, các đơn vị cần biết nên triển khai các bước ra sao, đánh giá thực trạng, lợi thế và điểm yếu của mình. Lợi thế sẽ giúp phát triển hơn, còn biết điểm yếu sẽ giúp các đơn vị nhanh chóng khắc phục, ông Thông nói.
" alt=""/>Thất bại khi làm ESG không phải là sự mất đi mà là có thêm bài họcNga đang gây sức ép lên lực lượng Ukraine ở mặt trận miền Đông (Ảnh minh họa: Getty).
BBCngày 21/11 dẫn số liệu của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ cho biết, quân đội Nga đã kiểm soát khoảng 2.700km2 lãnh thổ Ukraine kể từ đầu năm nay, gấp gần 6 lần so với cả năm 2023.
Hướng tấn công chính của Nga là khu vực Kupyansk ở vùng Kharkov và Kurakhovo ở Donbass đóng vai trò là "cửa ngõ" vào trung tâm hậu cần chiến lược Pokrovsk.
Từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 11, lực lượng Nga đã kiểm soát hơn 1.000km2, cho thấy tốc độ tấn công đang tăng nhanh đáng kể.
Theo nguồn tin của BBC, quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden cung cấp cho Ukraine mìn sát thương và cho phép tấn công bằng tên lửa tầm xa vào sâu lãnh thổ Nga cũng xuất phát từ sự tiến công nhanh chóng của lực lượng Nga dọc tiền tuyến.
Tiến sĩ Maryna Miron tại Đại học Hoàng gia London nhận định, nếu Nga duy trì cường độ tấn công hiện tại, mặt trận Ukraine có thể "sụp đổ" sau vài tuần nữa. Quân đội Ukraine bảo vệ Kurakhovo tiếp tục ngăn chặn các cuộc tấn công từ phía Nam và phía Đông, nhưng tình hình đang trở nên nguy cấp.
Các chuyên gia cho rằng, chiến dịch đột kích của Ukraine vào tỉnh biên giới Kursk ở Nga hóa ra lại là một "sai lầm chiến lược" trong bối cảnh thiếu nhân lực.
Chiến dịch này chẳng những không khiến Nga phải rút bớt lực lượng từ chiến trường Ukraine về nước mà còn giúp họ củng cố vị trí, đạt các bước tiến lớn ở miền Đông Ukraine. Điều này sẽ mang lại cho Moscow vị thế tốt hơn trong bất cứ cuộc đàm phán tiềm tàng nào với Kiev trong thời gian tới khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức.
Trong nỗ lực nhằm giúp Ukraine cải thiện vị thế trước đàm phán, chính quyền Tổng thống Joe Biden cuối tuần trước được cho là đã "bật đèn xanh" để Kiev sử dụng vũ khí tầm xa do Washington viện trợ nhằm tấn công sâu vào Nga.
Chủ nhân Nhà Trắng cũng đảo ngược chính sách cấm Kiev sử dụng mìn chống bộ binh. Ngoài ra, theo Kyiv Independent, Tổng thống Biden đã đệ trình quốc hội Mỹ đề xuất xóa khoản nợ viện trợ kinh tế khoảng 4,7 tỷ USD cho Ukraine. Tuy nhiên, đề xuất đã vấp phải sự chỉ trích và phản đối của một số nghị sĩ Cộng hòa.
Nhiệm kỳ của ông Biden sẽ kết thúc vào ngày 20/1 tới. Nhiều người lo ngại Mỹ sẽ đảo ngược chính sách viện trợ cho Ukraine sau khi Tổng thống đắc cử Trump nhậm chức.
Tuy nhiên, trang tin Avia-Prodẫn cho rằng, nếu Nga không nhất trí với sáng kiến hòa bình của ông Trump, ông có thể giữ lại chính sách cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công Nga.
Theo một số nguồn tin, ông Trump có thể đã thảo luận vấn đề này với ông Biden trong cuộc gặp tại Nhà Trắng mới đây.
Các chuyên gia nhận định, quan điểm của ông Trump dường như được thúc đẩy bởi mong muốn duy trì đòn bẩy đối với cả Nga và Ukraine. Nếu Moscow không đồng ý với các điều khoản đề xuất về giải pháp hòa bình, ông có thể duy trì chính sách cho phép Ukraine tấn công tầm xa để gây áp lực lên Nga. Ngược lại, nếu Ukraine từ chối đàm phán hòa bình, Kiev sẽ mất nguồn cung cấp vũ khí.
" alt=""/>Chiến tuyến miền Đông của Ukraine có nguy cơ sụp đổ